Văn hóa múa nhạc của người dân Lào
Dân ca của người dân Lào phong phú và giàu âm điệu, nó mang đậm bản sắc dân tộc và được phổ biến trong đời sống nhân dân người Lào. Ở Lào, người có công lớn trong việc sưu tầm, phổ biến và nâng cao các điệu dân ca là các “mỏ-lăm” (ca sĩ), “mỏ khen” (nhạc công, thổi khèn bè). Đội ngũ “mỏ lăm, mỏ khen” ngày càng phát triển trước yêu cầu thưởng thức ca múa của nhân dân ở các bản mường, trong đó có nhiều nghệ sĩ tài ba nổi tiếng vừa có thể sáng tác vừa biểu diễn được đông đảo nhân dân ưu ái, mến mộ. Ca sĩ ở Lào có vị trí đặc biệt, họ sống gần gùi với nhân dân, họ đi đến các bản làng đều được mọi người dân yêu quí. Mỏ lăm là người am hiểu sâu sắc cuộc sống,xã hội Lào họ nắm bắt được tâm tư tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân. Nhiều người nói rằng, Mỏ lăm là một tri thức, một nghệ sĩ của nhân dân và được nhân dân nuôi dưỡng.
Văn hóa múa nhạc của người dân Lào
Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử… Mỗi loại lại mang sắc thái riêng của từng miền, từng dân tộc, từng địa phương. “Lăm” sử dụng nhiều thể loại thơ nhất được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả nước.
Ở Lào múa cũng phổ biên, trong những ngày lễ hội lớn nhỏ ở Lào đều tổ chức vui chơi và múa hát.. Có điệu múa một người, hai người hoặc tập thể vài chục người (lăm-vông). Những đêm hội, già trẻ, gái trai đều tham gia múa ca một cách tự nhiên thoải mái. Các điệu múa của Lào thường uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc.
Được biết, các điệu múa xuất hiện sớm nhất ở Lào là múa “Băng-phay”, “Lăm phen”, rồi đến điệu múa “Xỉ-nuôn”, “Kò-thạt”, Đoọc-bua (hoa sen)… Múa “Băng-phay” là điệu múa tập thể trong ngày lễ hội pháo thăng thiên (Băng-phay). Múa “Lăm-phen” giống múa tiên ở Ấn Độ, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia. Múa “Kò-thạt” là múa tập thể xung quanh ngọn tháp trong các ngày lễ hội tôn giáo. Đặc biệt là múa “lăm-vông” (múa vòng tròn) tuy xuất hiện sau nhưng được phổ biến rộng rãi từ Bắc xuống Nam, từ nông thôn đến thành thị và được coi như điệu múa tập thể tiêu biểu của dân tộc. Múa “lăm-vông” xuất hiện vào thời điểm nào của lịch sử, đến nay chưa có lời giải đáp thống nhất của các nhà nghiên cứu văn hóa Lào, nhưng nó đã tồn tại nhiều thập kỷ qua và ngày nay nó vẫn có vai trò thật đặc biệt. Trong các ngày lễ hội, dịp vui chơi tập thể, các buổi liên hoan của một cơ quan, nhà trường, đơn vị vũ trang đều mở đầu và kết thúc bằng “lăm-vông”. Từng đôi nam nữ (có thể cả hai đều là gái hoặc trai) múa vòng tròn theo nhịp trống (nhịp 2/4 hoặc 4/4). “Lăm-vông” dễ múa, động tác sinh động, duyên dáng, uyển chuyển. Có thể “lăm-vông” xuất phát từ điệu múa “lăm-thôn” (múa 1 người).
Văn hóa múa nhạc của người dân Lào
Còn múa cung đình ở Lào, có múa đôi hoặc múa tập thể, các vũ nữ múa cung đình được tuyển chọn kĩ lương và tập luyên công phu so một số nghệ sĩ được đào tạo ở nước ngoài về. Đến ngày biểu diễn các vũ công đẹp như thiên thần, ăn mặc lộng lẫy, sang trọng. Múa cung đình ít di chuyển, mà thường múa tại chỗ, kết hợp biểu diễn nhiều động tác mềm mại, dịu dàng, uốn lượn của ngón tay, bàn tay, cánh tay, vai, cổ, đầu, bàn chân cho đến ánh mắt, nụ cười, nét mặt theo tiếng đàn “la-nát”. Múa cung đình là dịp mua vui cho nhà vua, hoàng tộc và số quan chức gần gũi nhà vua. Một số điệu múa cung đình Lào được mô phỏng theo các điệu múa cổ Ấn Độ, Khơ-me và xoay quanh đề tài đề cao, chúc tụng, sùng bái nhà vua.
Văn hóa múa nhạc của người dân Lào
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký khóa học: PHUONG NAM EDUCATION 357 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TP. HCM Tel: 028. 3925. 6284 - 028. 3925. 9688 Hotline: 1900 7060 - 028 3622 8849 Email: info@hoctienglao.vn |
TIN LIÊN QUAN
Đến với đất nước triệu voi, bạn sẽ được chào mừng bằng nghi thức buộc dây vào cổ tay, với ý nghĩa đem tới nhiều may...
Bạn đang có kế hoạch khám phá đất nước láng giềng Lào xinh đẹp thì tham khảo liền Vieng Tara Villa, nơi được ví như...
Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đất nước Lào xinh đẹp cũng không ít những thắng cảnh nổi...
Di sản thế giới mới có hàng trăm chiếc chum với niên đại từ thời đại đồ sắt (năm 500 TCN – 500) nằm trên cao nguyên ở...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG