Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

Mục lục bài viết

    Cánh đồng chum cổ nằm rải rác dọc cao nguyên Mương Phuôn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). 59 điểm tập trung khoảng 2.000 chiếc chum có niên đại từ 1.500 đến 2.000 năm.

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Cánh đồng chum cổ nằm rải rác

    Cánh đồng chum là một quần thể bao gồm 11 địa điểm riêng biệt, nơi tồn tại của nhiều chiếc chum đá cổ nằm trên địa bàn huyện Paek, Phaxay, Phoukoud và Kham của tỉnh Xiêng Khoảng.

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Phần lớn các chum đều không có nắp

    Phần lớn các chum đều không có nắp, có hình dạng lớn nhỏ khác nhau. Miệng chum hình elip, vuông, tròn… không tuân theo quy luật nào. Năm loại đá được sử dụng để làm chum bao gồm: Đá sa thạch, đá cuội, granite, đá vôi và đá dăm…

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Một số chum có kích thước rất lớn

    Chiếc chum to nhất có bán kính 2,5m cao 2,75m, nặng vài tấn. Người cổ đại tạo ra những chiếc chum với trình độ hiểu biết nhất định về vật liệu và phương pháp phù hợp. Nhiều khả năng họ sử dụng đục sắt để gọt đẽo, song chưa có bằng chứng xác nhận giả thuyết này.

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Một số chum có hình dáng rất lạ

    Các nhà khoa học biết rất ít về tác giả của cánh đồng chum khổng lồ. Bản thân những di tích này cũng không cung cấp nhiều gợi ý về xuất xứ hay mục đích sử dụng.

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Những chiếc chum được sử dụng để trữ nước mưa 

    Theo truyền thuyết địa phương, những chiếc chum do người khổng lồ tạo ra vì vua của họ cần tìm nơi cất rượu gạo. Số rượu này được đưa đến để kỷ niệm chiến thắng của vua thiện Khun Jeuam chống lại vua ác Chao Angka. Một số nhà khoa học giữ ý kiến cho rằng, những chiếc chum được sử dụng để trữ nước mưa trong đợt gió mùa.

    Phần lớn chuyên gia khảo cổ tin chúng là những bình đựng di cốt. Năm 1930, một chuyên gia từ Pháp kết luận rằng chum đá liên quan tới nghi thức an táng thời tiền sử. Cuộc khai quật của các nhà khảo cổ Lào và Nhật trong nhiều năm đã giúp củng cố giả thuyết này khi phát hiện nhiều hài cốt, đồ bồi táng và gốm sứ quanh những chiếc chum đá.

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Vẻ đẹp thơ mộng của cánh đồng chum

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Cánh đồng chum đã trở thành Di sản thế giới 

    Ngày 14/5 vừa qua, Cánh đồng chum đã trở thành Di sản thế giới sau 20 năm chờ xét duyệt. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 3 của Lào được UNESCO (Uỷ ban Di sản Thế giới) công nhận. UNESCO dự kiến công bố chính thức sự kiện này tại kỳ họp thứ 43 diễn ra từ ngày 30/6 – 7/7 tại Azerbaijan.

    TIN LIÊN QUAN

    Du lịch Lào trải nghiệm tục ‘thắt dây’ lấy may khi đón khách
    27 THÁNG 08 Du lịch Lào trải nghiệm tục ‘thắt dây’ lấy may khi đón khách

    Đến với đất nước triệu voi, bạn sẽ được chào mừng bằng nghi thức buộc dây vào cổ tay, với ý nghĩa đem tới nhiều may...

    Hè này sang Lào nghỉ dưỡng ở Vieng Tara Villa giữa đồng ruộng độc nhất vô nhị
    27 THÁNG 08 Hè này sang Lào nghỉ dưỡng ở Vieng Tara Villa giữa đồng ruộng độc nhất vô nhị

    Bạn đang có kế hoạch khám phá đất nước láng giềng Lào xinh đẹp thì tham khảo liền Vieng Tara Villa, nơi được ví như...

    Đôi nét về Xứ sở hoa Chăm Pa
    27 THÁNG 08 Đôi nét về Xứ sở hoa Chăm Pa

    Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đất nước Lào xinh đẹp cũng không ít những thắng cảnh nổi...

    Sống chậm trong chuyến du lịch Luang Prabang
    28 THÁNG 05 Sống chậm trong chuyến du lịch Luang Prabang

    Đến Luang Prabang, tôi không vội vã đi nơi này chỗ nọ mà chỉ thong dong đi dạo rồi ghé quán xá, lang thang các con...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat