Đôi nét về Xứ sở hoa Chăm Pa

Mục lục bài viết

       Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đất nước Lào xinh đẹp cũng không ít những thắng cảnh nổi tiếng, những vùng núi hoang sơ và các vùng quê thanh bình. Những kiến trúc cổ kính, trang nghiêm của chùa tháp có ở khắp các bản mường trên đất nước Lào. Điển hình là ở giữa lòng thủ đô Viêng Chăn có tháp Thatluong trang nghiêm, có chùa Sisaket, chùa Hophakeo…, ở cố đô Luông Pha Băng có chùa Xiengthong, còn nổi tiếng ở nam Lào là Wat Phu tỉnh Pakse. Và còn có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác…vv

    Tháp Thatluong với góc nhìn thẳng (Vientiane - Lào) 

    chùa pha keo
    Chùa Phakeo ngôi chùa cổ nhất Vientiane Lào


    Chùa Xiengthong nét điêu khắc độc đáo (Luongprabang - Lào)

       Qua hình ảnh  ta thấy những ngôi chùa là sự hiện diện của Phật giáo, đó là điều không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh của con người Lào.  Hơn thế nữa tại nơi đây Phật giáo được coi là Quốc đạo.

    khat thuc

    Những nhà sư trên gót chân trần đi khất thực

       Trên các con đường lối phố, người dân cũng có mặt từ rất sớm để đón chào, kính lễ, cúng dương. Không chỉ người lớn mà cả nhà cùng hướng thiện, giáo dục con cái về lòng tin đạo Phật từ rất nhỏ bằng những hành động thực tế, cả gia đình thành kính cúng dương. Từng đoàn các nhà sư khoác tấm áo cà sa màu vàng đi thành hàng dài để khất thực. Những việc làm hướng thiện, con người sống chan hòa với tâm niệm từ bi hỷ xả theo lời dạy của đức Phật đã ăn sâu vào tư tưởng tiềm thức của con người nơi đây.

       Các lễ hội và phong tục tập quán được tổ chức đều mang đậm bản sắc dân tộc của đất nước triệu voi. Mỗi năm có ít nhất là mười hai lễ hội diễn ra ở các tháng trong năm. Với ý nghĩa tâm linh của người Lào thì các lễ hội đó thường được gọi chung là Bun nghĩa là “phước”, và làm Bun nghĩa là làm phước để được hưởng phước. Cũng giống như đất nước Việt Nam thì lễ hội được chia làm hai phần: phần lễ là phần nghi thức do chính con người đặt ra để giao cảm với thần linh và phần hội chủ yếu là vui chơi, giải trí.

       Lễ hội chính trong năm được diễn ra tưng bừng nhộn nhịp. Có thể điểm qua một số lễ hội như Bun Bangphay (pháo thăng thiên). Được tổ chức vào tháng năm với những cây pháo tự tạo bằng thân tre được bắn lên không trung của bầu trời xanh thẳm với ý nghĩa cầu mưa cho mùa màng bội thu. Còn những người tham gia lễ hội lại nhảy múa vui vẻ trong trang phục và khuôn mặt đã được hóa trang một cách rất sinh động.

    lễ hội bang phay của Lào

    Tưng bừng rước Bangphay

    Hình ảnh bang phay trên trời
    Khoảng khắc Bangphay được bắn lên trời

     

       Vào ngày 13 tháng mười người người trên khắp mọi miền đất nước nô nức chen trân kéo nhau về thủ đô Viêng Chăn cổ vũ cho Bun Suanghua có nghĩa là hội đua thuyền.

       Và còn rất nhiều lễ hội khác, mỗi lễ hội lại đem đến ấn tượng khó quên trong lòng du khách gần xa. Ấn tượng nhất vẫn là Bun pimay (tết Lào) hay là hội té nước được diễn ra vào giữa tháng tư hàng năm, dưới cái nóng oi ả của mùa hè tại nơi đây người dân té nước với ý nghĩa để cầu may, cầu bình yên cho cả năm. Đầu tiên họ tưới nước lên các tượng Phật, sau đó còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa, rồi đến những người xung quanh. Trong những ngày này, người dân còn xây tháp cát, phóng sinh, ăn món lạp, hái hoa tươi, buộc chỉ cổ tay. Với người Lào, những phong tục trong lễ hội Bunpimay đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc cho cuộc sống, là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.

       Cuộc sống tinh thần của người Lào rất phong phú được thể hiện trong truyền thống yêu thích ca hát. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu của đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhiều người thường nói đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Lào đó là “ăn sôi, thổi khèn và ở nhà sàn”.  Từ những trẻ thơ cho tới các cụ già đều thích ca hát và múa những làn điệu truyền thống của dân tộc mình theo điệu nhạc du dương. Điển hình trong những điệu múa đó là điệu múa Lăm Vông nhịp nhàng và đằm thắm rễ bắt gặp trong các lễ hội, đám cưới, các bữa tiệc.


    Cùng nhau chung điệu Lăm Vông

       Với nét văn hóa đặc trưng của chùa, tháp cổ kính, những lễ hội đậm đà bản sắc, những điệu múa Lăm Vông của những con người thân thiện hiếu khách luôn làm lưu luyến những ai đã từng đặt chân tới đất nước Lào.

     

     

    TIN LIÊN QUAN

    Du lịch Lào trải nghiệm tục ‘thắt dây’ lấy may khi đón khách
    27 THÁNG 08 Du lịch Lào trải nghiệm tục ‘thắt dây’ lấy may khi đón khách

    Đến với đất nước triệu voi, bạn sẽ được chào mừng bằng nghi thức buộc dây vào cổ tay, với ý nghĩa đem tới nhiều may...

    Hè này sang Lào nghỉ dưỡng ở Vieng Tara Villa giữa đồng ruộng độc nhất vô nhị
    27 THÁNG 08 Hè này sang Lào nghỉ dưỡng ở Vieng Tara Villa giữa đồng ruộng độc nhất vô nhị

    Bạn đang có kế hoạch khám phá đất nước láng giềng Lào xinh đẹp thì tham khảo liền Vieng Tara Villa, nơi được ví như...

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới
    27 THÁNG 08 Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Di sản thế giới mới có hàng trăm chiếc chum với niên đại từ thời đại đồ sắt (năm 500 TCN – 500) nằm trên cao nguyên ở...

    Sống chậm trong chuyến du lịch Luang Prabang
    28 THÁNG 05 Sống chậm trong chuyến du lịch Luang Prabang

    Đến Luang Prabang, tôi không vội vã đi nơi này chỗ nọ mà chỉ thong dong đi dạo rồi ghé quán xá, lang thang các con...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat