Văn hóa chào hỏi của người Lào
Mỗi quốc gia đều có cách chào hỏi riêng, ở Lào cũng vậy, cách chào hỏi của họ phụ thuộc vào quan niệm, phong tục và lối sống của họ. Ở Lào cách chào hỏi của họ thể hiện rõ bình diện phi ngôn ngữ, điều đó khác với người Việt của chúng ta.
Nếu có điều kiện tiếp xúc với người bản xứ bạn sẽ thấy họ dùng hành động lời nói và kèm theo cử chỉ cúi đầu và chắp tay chào khi gặp người khác. Đối với người Lào, lời chào “ Sabaidee” của họ thể hiện lòng kính trọng và sự khiêm nhường .Đây là cách chào đặc thù và mang giá trị đạo đức và nhận sinh quan của người Lào, điều đó nó thể hiện cấu trúc xã hội và tôn ti trật tự trong xã hội của người Lào.
Văn hóa chào hỏi của người Lào
Cách mà người Lào cúi đầu chào ngoài việc thể hiện sự kính trọng và khiêm nhường, nó còn thể hiện nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Người Lào chào hỏi có thể chia làm hai loại, loại thứ nhất “ vái” chắp tay cúi chào và “hắp vái” chào đáp lại nó được thể hiện bằng các tư thế chính.
Tư thế thứ nhất, hai lòng bàn tay của họ úp vào với nhau, hướng ngon tay đưa lên ngang mặt, đầu cúi thấp sao cho ngón tay chạm chóp múi. Đây chính là cách chào của người có địa vị thấp chào người có địa vị cao thể hiện sự kính trọng. Đó là cách chào của con cái đối với cha mẹ, cháu chắt đối với ông bà. Nếu người chào cúi càng thấp thì biểu hiện sự kính trọng càng lớn.
Tư thế thư hai, hai tay của người Lào đặt sát thân, sao cho đầu ngón tay đặt ngang vị trí cổ nhưng không quá cằm, đó lầccsh mà họ chào những người ngang hàng nhau như bạn bè và những người lạ mà họ chưa biết rõ về địa vị của như thế nào.
Còn đối với người có địa vị cao chào người có địa vị thấp, họ đặt hai bàn tay theo cách thông thường, vị trí thấp hơn so với tư thế thứ hai, đầu giữ thẳng hoặc có thể hơi cúi.
Văn hóa chào hỏi của người Lào
Vẫn chắp tay như vậy, trán cúi thấp chặm vào gốc hai ngón tay cái và cúi mình xuống. Tư thế này thể hiện sự cung kính tột bậc giữa những người có vị trí khác nhau. Ở Lào đôi khi khoảng cách xã hội cách nhau quá xa giữa hai người thì khi chào không có sự sự đáp lại. Ví dụ như người dân chào người sư, cháu nhỏ chào cụ già thì họ có thể gật đầu hoặc mỉm cười mà thôi.
Bốn cách thể hiện tư thế chào trên đều được làm một cách thanh nhã, cử chỉ chậm dãi. Qua đó, người ta nhận thấy được phong thái biểu lộ bản tính trung dung, hiền hòa của người dân Lào.
Văn hóa chào hỏi của người Lào
Ở bình diện phi ngôn ngữ, người Việt thường cười, gật đầu, bắt tay…, người Lào thường chắp tay và cúi đầu. Ở Việt Nam, muốn tỏ ra thân thiện có thể kèm những hành động ôm eo, bá vai, bá cổ hay xoa đầu người ít tuổi hơn nhưng với người Lào bị xem là khiếm nhã. Người Lào không thoa đầu mọi người kể cả trẻ em. Hành động sờ, hay vỗ đầu một người Lào (đặc biệt là đàn ông) thì không những là điều kiêng kị mà còn bị xem là sự xúc phạm nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến ẩu đả gây thương tích. Với người Lào việc chào hỏi bằng hành động hay đụng chạm chân tay với người đối diện có thể gây ra sự lung túng và không thoải mái đối với người xung quanh và chính bản thân người được chào hỏi
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký khóa học: PHUONG NAM EDUCATION 357 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TP. HCM Tel: 028. 3925. 6284 - 028. 3925. 9688 Hotline: 1900 7060 - 028 3622 8849 Email: info@hoctienglao.vn |
TIN LIÊN QUAN
Đến với đất nước triệu voi, bạn sẽ được chào mừng bằng nghi thức buộc dây vào cổ tay, với ý nghĩa đem tới nhiều may...
Bạn đang có kế hoạch khám phá đất nước láng giềng Lào xinh đẹp thì tham khảo liền Vieng Tara Villa, nơi được ví như...
Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đất nước Lào xinh đẹp cũng không ít những thắng cảnh nổi...
Di sản thế giới mới có hàng trăm chiếc chum với niên đại từ thời đại đồ sắt (năm 500 TCN – 500) nằm trên cao nguyên ở...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG