Tục cưới xin ở Lào có gì đặc biệt

Mục lục bài viết

    Khác với người Việt Nam, người Lào không quan niệm rằng “nam nữ thọ thọ bất thân” hay “nam nữ dị biệt”  Trai gái bên Lào quen nhau dễ dàng và cởi mở hơn. Người Lào từ 16 tuổi trở lên được tự do tiếp bạn trai tại nhà và có thể cùng bạn trai đi hộ chợ, đi lễ hội… Tình yêu đôi lứa nảy nở cũng chính vì sự cởi mở trong khuôn khổ lễ giáo.

    Ở Lào, không có chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, hay việc đến tận ngày cưới người vợ, người chồng mới được biết mặt nhau. Ngay khi mà hai gia đình bàn kết chuyện kết hợp thì họ đã quen biết nhau và yêu nhau rồi.  Ở Việt Nam khi lễ kết hôn xong thì cô dâu về nhà chú rể ở, còn ở Lào thì ngược lại chú rể về nhà cô dâu ở (tục gửi rể).
     

    Tục cưới xin ở Lào có gì đặc biệt

    Tục cưới xin ở Lào có gì đặc biệt

    Lễ cưới của người Lào gồm có 3 nghi lễ chính là ngan mặn (đám hỏi), ngan vi va (đám cưới) và có thạp tham hay pay chỏ( thăm dò hay)

    Tục bắn tin ở Lào

    Giống như lễ dạm ngõ bên Việt Nam, cha mẹ chàng trai nhờ ông hay bà mai đển đưa tin cho cha mẹ cô gái biết về ý định cho hai đôi bạn trẻ kết hôn. Tuy là có phần cởi mở hơn trong chuyện nam nữ, nhưng những thiếu nữ Lào vẫn e lệ và làm duyên khi được hỏi cưới.

    Lễ ăn hỏi của người Lào

    Lễ ăn hỏi của người Lào cũng có phần giống như ở Việt Nam, cúng có lễ vật. Lễ vật ăn hỏi của người Lào là Khà Đoong. Lễ vật ăn hỏi có thể linh động được nhưng “không thể không có” nó tùy thuốc vào hai bên gia đình thương lượng hoặc hoàn cảnh gia đình. Ở tỉnh thành, phần vật liệu thách cưới thường chỉ tính bằng tiền hay vàng ta. Ở nông thôn lại có cả trâu bò, ruộng đất. Khà Đoòng chỉ phải nộp trong ngày cưới và sẽ được nói rõ trong hôn lễ chính thức.

    Tục cưới xin ở Lào có gì đặc biệt

    Nghi thức đám cưới

    Theo quan niệm của người Lào thì gả nhau vào những tháng chắn, tháng sau là tốt đẹp nhất vì nhắm mùa Bun Bang Phay tức lễ cầu mưa. Và tháng này vẫn còn nông nhàn, bước sang tháng bảy đồng áng và đến tháng 8 là tháng kiêng cữ ăn chay, kiêng chuyện cưới xin.Ngày tốt, người Lào chọn 15 ngày trước khi trăng tròn, ngụ ý duyên phận vợ chồng son sẽ ngày càng gắn bó, thắm thiết, càng sáng tỏ, đẹp như trăng.

    Lễ nghinh hôn

    Ở Việt Nam, thì đón dâu còn ở Lào thì đưa rể. Hình thức và nội dung nghi lễ trong hôn nhân Lào bao gồm có Su-khoắn (soukhouan), Ba-xí (baci) và Phục-khén (phoukkhen) là Ba danh xưng khác nhau để chỉ định.

    – Su-khoẳn có nghĩa là Cầu Vía vì vía vốn phiêu lãng chỉ muốn rời khỏi xác. Su-khoẳn là danh xưng phổ thông để chỉ định nghi thức tín ngưỡng Cầu vía.

    – Ba-xí là biệt từ chỉ định lễ Su-khoắn trong hoàng gia, vọng tộc hay trong giới trưởng giả phú quí.

    – Phục-khén (buộc chỉ cổ tay) là tên bình dân của Su-khoẳn.

    Hình thức vật chất của Su Khoẳn là  một cái mâm gồm các ô và khán được chồng lên nhau, trong mỗi ô và khán cắm nhiều ống hoa làm bằng lá chuối phủ đầy hoa Chăm Pa.

    Trong mỗi cuộc hôn nhân, theo phong tục Lào, có tất cả ba lễ Su-khoắn:

    –    Do gia đình nhà chú rể tổ chức riêng cho chàng.
    –    Do gia đình nhà cô dâu tổ chức riêng cho nàng.
    –    Do hai gia đình nhà sui gia cùng tổ chức.

    Bài kinh cầu trong buổi lễ thứ nhất và thứ hai có nội dung tốt đẹp gần giống nhau, nhắc nhở cô dâu chú rể về công đức sinh thành của cha mẹ,v.v… Bài kinh trong buổi lễ thứ ba có nội dung đặc thù cho tình nghĩa vợ chồng, bổn phận dâu rể. Trước mâm Pha-khoắn, chú rể ngồi bên phải, cô dâu bên trái.

    Cuối cùng là lễ đưa rể, đến giờ lành, phái đoàn nhà trai – tuyệt đối không có các bà goá hay li dị – mang lễ vật đã được đôi bên thoả thuận đến nhà gái. Hai Pha-khoắn nói trên đã được mang đến nhà gái từ trước.  Phái đoàn nhà trai tiến dần về hướng nhà gái trong tiếng reo hò  hoà lẫn âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền Lào như để báo tin vui cùng trời đất, cùng xóm làng.

     

    Tục cưới xin ở Lào có gì đặc biệt

    Trước khi được phép vào nhà cô dâu, đoàn đưa rể cũng đã trải qua mấy “cửa ải” giăng dây, chận cổng, đối đáp, yêu sách tinh nghịch giống như họ nhà trai bên ta đi rước dâu vậy. Có điều trước khi bước chân lên cầu thang – người Lào thường ở nhà sàn chú rể phải đặt hai chân lên một miếng đá có phủ lá chuối xanh tươi do gia đình cô dâu chuẩn bị sẵn, một người em hay một người bà con (trai hay gái) của cô dâu sẽ mang tới một ô thay thau nước cùng một tấm khăn và rửa chân thật kỹ cho cô dâu. Cô dâu phải thưởng tiền cho người thi hành lệ đó. Tục này ngụ ý chú rể về ở nhà vợ với tâm thân trong sạch. Và chính cô dâu là người đứng ra nhận lễ cưới mình.

    Sau đó là lễ Su-khoắn Tân Hôn rồi mới tới tiệc tùng, ca hát – ngày nay có thêm một mục là mục nhảy đầm, – thường kéo dài thâu đêm. Ba ngày sau, chú rể đưa cô dâu về thăm cha mẹ ruột. Đây là dịp tân lang tân nương mang theo vài kỷ vật làm quà biếu cha mẹ và anh chị em chồng. Và như thế, đôi vợ chồng  mới chính thức hoà hợp vào cả hai gia đình.

    Bên trên là một số thông tin về tục cưới xin ở Lào, hi vọng những thông tin trên phần nào giúp cho các bạn hiểu hơn về đất nước Lào xinh đẹp.

     

    Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký khóa học:

    PHUONG NAM EDUCATION

    357 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TP. HCM

    Tel: 028. 3925. 6284 - 028. 3925. 9688

    Hotline: 1900 7060 - 028 3622 8849

    Email: info@hoctienglao.vn

    TIN LIÊN QUAN

    Du lịch Lào trải nghiệm tục ‘thắt dây’ lấy may khi đón khách
    27 THÁNG 08 Du lịch Lào trải nghiệm tục ‘thắt dây’ lấy may khi đón khách

    Đến với đất nước triệu voi, bạn sẽ được chào mừng bằng nghi thức buộc dây vào cổ tay, với ý nghĩa đem tới nhiều may...

    Hè này sang Lào nghỉ dưỡng ở Vieng Tara Villa giữa đồng ruộng độc nhất vô nhị
    27 THÁNG 08 Hè này sang Lào nghỉ dưỡng ở Vieng Tara Villa giữa đồng ruộng độc nhất vô nhị

    Bạn đang có kế hoạch khám phá đất nước láng giềng Lào xinh đẹp thì tham khảo liền Vieng Tara Villa, nơi được ví như...

    Đôi nét về Xứ sở hoa Chăm Pa
    27 THÁNG 08 Đôi nét về Xứ sở hoa Chăm Pa

    Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đất nước Lào xinh đẹp cũng không ít những thắng cảnh nổi...

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới
    27 THÁNG 08 Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Di sản thế giới mới có hàng trăm chiếc chum với niên đại từ thời đại đồ sắt (năm 500 TCN – 500) nằm trên cao nguyên ở...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat