Tìm hiểu về các loại nhạc cụ của xứ sở Triệu Voi
Theo như được biết, trước đây, người Lào sử dụng rất nhiều các loại nhạc cụ, tuy nhiên, theo thời gia, khi thực dân Pháp đô hộ thì một số loại nhạc cụ đã dần biến mất.
Do vị trí địa lý mà các nhạc cụ của Lào có những nét tương đồng với một số nước như Thái Lan, Camuchia, Myanmar và cả Việt Nam nữa. Không chỉ giống về hình dáng và âm thanh của chúng khá tương đồng với một số quốc gia. Nhạc cụ ở Lào thường được làm từ tre, cây sậy, dừa và các loại gỗ cứng và đa phần chúng được tạo ra từ các cây trồng tự nhiên và da của các loại động vật.
Tìm hiểu về Khaen loại nhạc cụ của xứ sở Triệu Voi
Tục ngữ Lào có câu “Những người sống dưới ngôi nhà sàn, ăn gạo dẻo và chơi Khaen chỉ có thể là người Lào hoặc anh em của Lào”. Trong những loại nhạc cụ truyền thống của Lào là Khaen, loại nhạc cụ này được sử dụng trong âm nhạc Lào từ thời Lan Xiang. Ngoài ra, còn có thông tin rằng loại nhạc cụ này đã tồn tại khoảng khoảng 4000 năm. Khaen được làm từ một loại tre đặc biệt cùng với cây sậy. Loại này gần giống như kèn ở Việt Nam, họ chơi khaen bằng cách thổi vào các lỗ nhỏ. Vào dịp năm mới, hay các sự kiện đặc biệt quan trọng, người ta chơi Khaen, khi thổi khaen người ta có thể đồng thời tạo ra các giai điệu khác nhau. Người chơi có thể chơi độc tấu như trong âm nhạc truyền thống hoặc kết hipwj với các nhạc cụ khác để đệm cho các bài hát.
Tìm hiểu về Ra Nat loại nhạc cụ của xứ sở Triệu Voi
Loại nhạc cụ truyền thống thứ hai của lào là Ra Nat. Loại này được làm từ một loại gỗ cứng và có 22 thanh gỗ được treo bằng dây. Người chơi Ra Nát chơi loại nhạc cụ này bằng vồ. Vồ được sử dụng cũng được chia làm hai loại đó là vồ cứng và vồ mềm. Lý do chia vồ ra như vậy, bởi vồ cứng thì được chơi cho những bài hát có tiết tấu âm thanh nhanh để chúng tạo ra âm thanh sắc nét và sáng hơn, còn vồ mềm được chơi để tạo ra những âm thanh mềm mại, những bài hát có tiết tấu chậm rãi, thiết tha. Trong các cuộc giải trí của vua chúa trong thời kì quân chủ ở Lào loại này được sử dụng nhiều.
Tìm hiểu về Kong loại nhạc cụ của xứ sở Triệu Voi
Kong hay Trống là loại nhạc cụ truyền thống thứ 3 ở Lào. Có nhiều loại trống khác nhau, có loại được làm từ gỗ cứng và da động vật như da trâu, da rắn. Còn có loại khác được làm từ đồng, thiếc và xuất hiện những năm 700TCN và được biệt là “Trống mưa đồng” . Có lẽ loại nhạc cụ này dễ hình dung vì nó rất giống trống ở Việt Nam và chúng ta dễ dàng nhìn thấy nó ở một số nước khác. Tuy là vậy điểm khác biệt duy nhất của nó chính là trống ở Lào có hình con ếch trên đầu. Bởi theo quan niệm của người Lào khi chơi loại này thì trời có thể mưa ( có ý nghĩa cầu mưa, vì ếch kêu là trời mưa). Ngoài ra kong con là biểu tượng của hòa bình. Khi người dân ở nơi đây dành được tự do họ thường đánh trống để làm lễ kỉ niệm. Đến nay, du lịch Lào bạn sẽ vẫn thấy người Lào chơi Kong trong nhiều lễ kỉ niệm đặc biệt.
Tìm hiểu về Phin loại nhạc cụ của xứ sở Triệu Voi
Một loại nhạc cụ truyền thống của Lào nữa là Phin. Phin gần giống như loại đàn gita. Phin được làm từ một loại gỗ có khối lượng nhẹ, chỉ có 2 đến 3 dây mà thôi, do đó âm thanh trầm và khá thuânj tiện cho việc mang theo. Có hình dáng dần giống đàn gita tuy nhiên, âm điệu và âm thanh của nó lại hoàn toàn khác đàn gita. Phin là nhạc cụ chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, vì thế không chỉ có ở Lào mà loại nhạc cụ này còn phổ biến ở một số nước như Campuahia, Thái Lan, Myanmar…
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký khóa học: PHUONG NAM EDUCATION 357 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TP. HCM Tel: 028. 3925. 6284 - 028. 3925. 9688 Hotline: 1900 7060 - 028 3622 8849 Email: info@hoctienglao.vn |
TIN LIÊN QUAN
Đến với đất nước triệu voi, bạn sẽ được chào mừng bằng nghi thức buộc dây vào cổ tay, với ý nghĩa đem tới nhiều may...
Bạn đang có kế hoạch khám phá đất nước láng giềng Lào xinh đẹp thì tham khảo liền Vieng Tara Villa, nơi được ví như...
Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đất nước Lào xinh đẹp cũng không ít những thắng cảnh nổi...
Di sản thế giới mới có hàng trăm chiếc chum với niên đại từ thời đại đồ sắt (năm 500 TCN – 500) nằm trên cao nguyên ở...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG