Độc đáo lễ cầu yên ở Lào

Mục lục bài viết


    Theo ngôn ngữ Lào, xù khoẳn có nghĩa là “vía trở lại”,  mâm lễ để “xù  khoẳn” gọi là “pha khoẳn” , người làm lễ gọi là “mỏ khoẳn” và nội dung cầu mong trong lễ gọi là “ Xụt khoẳn”


    Từ xưa đến nay, người Lào có tập quán làm lễ xù khoẳn trong hai trường hợp là may và rủi trong mỗi đời người. Những việc may  mắn  như cưới vợ, chuyển nhà, khách quí đến thăm, kết nghĩa anh em bạn bè… Còn những điều không hay là đau ốm, chết chóc, làm ăn thua lỗ.


    Khi gặp toàn những điều mau mắn người Lào làm lễ xù khoẳn để thể hiện sự biết ơn, niếm phấn khởi tư tưởng, mong muốn mọi sự tốt đẹp hơn nữa. Còn khi gặp những điều không hay thì mọi người làm lễ để cầu mong sự may mắn, an ủi những người thân của mình vững tin trong cuộc sống hơn.

    Độc đáo lễ cầu yên ở Lào hay còn gọi là tập quán làm lễ xù khoẳn


    Người Lào không chỉ làm lễ cầu yên cho con người mà họ còn làm lễ cầu yên cho gia súc và công cụ tham gia sản xuất như trâu, bò, ngựa, cuốc, xẻng và cả nhà kho chứa thóc nữa… Ví dụ như trước và sau khi cày bừa xong, người Lào thường chuẩn bị cỏ non, nước thơm để làm lễ xù khoẳn cho trâu bò, nguồn sức kéo quan trong trong mỗi mùa vụ sản xuất. Trong buổi lễ, chủ nhân của những chú trâu bò sẽ đọc những lời cầu mong sao cho những loại vật ngày càng sinh sôi nảy nở và tránh khỏi dịch bệnh, thuần tính và cày bừa khỏe cho nhiều lúa gạo.
    Ở Lào, vùng nông thôn xe trâu là phương tiện chuyên chở, trước và sau khi sử dụng thì người Lào cũng làm lễ xù khoẳn. Họ làm lễ xù khoẳn với mong muốn những chiếc xe của họ sẽ vững chắc, sử dụng được an toàn.
    Trước lúc chuyển lúa lên kho, thì hầu như người dân cũng làm lễ xù khoẳn cho cái kho đó, họ cầu cho cái kho của họ luôn được an toằn và quanh năm không vơi cạn,
    Ở Lào nếu người thân của họ đột nhiên bị ngớ ngẩn, mất thần sắc, hoảng loạn tinh thần, hoảng sợ khi cận kề với cái chết như đi rừng gặp hổ, bị lật thuyền.. Theo tín ngưỡng cổ, người Lào cho rằng những người đang sống có linh hồn và nhiều vía. Linh hồn gắn liền với cơ thể con người, nếu nó tách thì con người sẽ chết. Vía van thì lúc hợp lúc tan, khi nó rời cơ thể thì con người sẽ không được khôn ngoan như lúc bình thường. chính lẽ đó, người ta phải làm mọi cách để giữ nó luôn ổn định trong con người, họ cho rằng hiệu nghiệm nhât là làm lễ xù khoẳn . Trong những trường hợp này làm lễ xù khoẳn đúng với cái nghĩa của nó là “cầu vía” Còn những trường hợp khác thì ý nghĩa của nó đã thay đổi.
    Có lẽ thì thực chất, lễ xù khoẳn là lễ cầu may mắn và an lành,là mong muốn lớn lao của người dân Lào xưa kia khi trình độ còn thấp kém và phụ thuộc vào thiên nhiên


    Độc đáo lễ cầu yên ở Lào hay còn gọi là tập quán làm lễ xù khoẳn


    Tổ chức lễ xù khoẳn 


    Làm lễ xù khoẳn thì  gia chủ phải chuẩn bị nến, hoa và bánh trái, keo ngọt… Một số nơi có gạo và cả tiền trên mâm lễ nữa.


    Mâm lễ được đặc trên một chiếc vải đỏ sặc sỡ, bà con đến dụ lễ đem theo khay lễ, hoặc cân gạo, hoa tươi. Các vị sư chùa cũng được mời đến,  người làm lễ thường là các vụ già nhất có uy tín trong bản. Mâm lễ có thể lớn hay nhỏ nhưng đều được soạn nghi lễ giống nhau,nhất là không khí thiêng liêng sang trọng. Người chủ luôn tỏ ra thành tâm, tin tưởng, người đi dự lễ thì nhiệt tình, chân thành.


    Khi những người dự lễ đến đông đủ, khói nhanh nghi nút thì cụ già ngồi xếp chân bêm mâm hướng đã định. Ngồi sát bên mâm là chủ lễ, tay vịn vào mâm lễ, tay trái đưa lên, bàn tay để ngửa như chờ đón mọi sự yên lành. Người làm lễ bắt đầu đọc lời cầu nguyện nghiêm trang tha thiết. Mỗi lễ xù khoẳn có mục đích khác nhau sẽ có một lời cầu nguyện  khác nhau. Ở Lào thì những lời cầu nguyện được sưu tầm vào sách với nội dung khách nhau là mong muốn không cao xa so với thực tại. Sau khi đọc cầu nguyện xong người làm lễ lấy sợi chỉ buộc lên tay chủ mâm lễ và sau đó bà con lần lượt buộc sợ chỉ trắng lên cổ tay trái của chủ lễ. Đến đây lễ coi như đã kết thúc trong không khí vui vẻ và mọi người ăn uống trò chuyện cầu mong may mắn cho gia chủ.


    Vì lễ cầu yên đơn giản, nên ở mọi nơi từ nông thôn đến thành thị đều có thế tổ chức, do đó tín ngưỡng này cứ thế được truyền rộng là lưu truyền, dù theo thời gian đã có một số thay đổi.

     

    Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký khóa học:

    PHUONG NAM EDUCATION

    357 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TP. HCM

    Tel: 028. 3925. 6284 - 028. 3925. 9688

    Hotline: 1900 7060 - 028 3622 8849

    Email: info@hoctienglao.vn

    TIN LIÊN QUAN

    Du lịch Lào trải nghiệm tục ‘thắt dây’ lấy may khi đón khách
    27 THÁNG 08 Du lịch Lào trải nghiệm tục ‘thắt dây’ lấy may khi đón khách

    Đến với đất nước triệu voi, bạn sẽ được chào mừng bằng nghi thức buộc dây vào cổ tay, với ý nghĩa đem tới nhiều may...

    Hè này sang Lào nghỉ dưỡng ở Vieng Tara Villa giữa đồng ruộng độc nhất vô nhị
    27 THÁNG 08 Hè này sang Lào nghỉ dưỡng ở Vieng Tara Villa giữa đồng ruộng độc nhất vô nhị

    Bạn đang có kế hoạch khám phá đất nước láng giềng Lào xinh đẹp thì tham khảo liền Vieng Tara Villa, nơi được ví như...

    Đôi nét về Xứ sở hoa Chăm Pa
    27 THÁNG 08 Đôi nét về Xứ sở hoa Chăm Pa

    Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đất nước Lào xinh đẹp cũng không ít những thắng cảnh nổi...

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới
    27 THÁNG 08 Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Di sản thế giới mới có hàng trăm chiếc chum với niên đại từ thời đại đồ sắt (năm 500 TCN – 500) nằm trên cao nguyên ở...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat