Đến Lào hòa mình trong không gian lễ hội

Mục lục bài viết

    Lào là một đất nước của lễ hội, của những tiếng nhạc và điệu múa đăm vông vui nhộn. Đến đất nước Triệu Voi bạn có thể được tham dự những lễ hội dưới đây.

    Lễ hội Thạt Luổng

    Hội Thạt Luổng là một lễ hội truyền thống đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của Lào và nó thu hút sự quan tâm của tất cả các bộ tộc trên đất nước của Lào cũng như du khách thập phương. Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 âm lịch, kéo dài trong một tuần và kết thúc đúng rằm của tháng.

    Lễ hội này rất lớn, trong lễ Thạt Luổng có lễ rước Phạ Sạt Phơng( lễ rước tháp) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Phạ  Thạt Luổng là mô hình kiến trúc đền thờ bằng chất liệu xốp, quanh quanh có gắn hoa làm bằng sáp mật ong có màu vàng rực rỡ. Trên chóp của Phạ Sạt Phơng có cắm 9 bông hoa sen trăng, xung quanh tháp là có các dây tua cắm hoa hoặc tiền vàng mã.

    Những người rước sẽ khiêng Phạt Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt luổng một vòng sau đó dừng ở hậu sảnh dâng lễ và được các nhà sư tiếp đón lễ vật một cách nghiêm cẩn, thành kính. Theo tục lệ ở nơi đây thì mỗi gia đình, mỗi buôn, bản, hoặc cộng đồng nhóm người có thể chung nhau cũng Phạ Sạt Phơng,

    Ngoài ra còn có các hoạt động lễ hội như triển lãm, vui chơi, bói toán…


    Du lịch Lào vào những ngày lễ hội diễn ra trong năm

    Lễ hội Thạt Luổng

    Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai

    Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai diễn ra vào tháng 5 hàng năm. Cũng giống như Cam Phu chia người dân nơi bắn pháo cầu mưa. Lễ hội không có ngày tổ chức cụ thể, mỗi ngôi làng khác nhau trên cả nước sẽ tổ chức lễ hội vào từng ngày khác nhau, rải rác trong vòng cả tháng.

    Ở Lào thì lễ hội bắn pháo cầu mưa của làng Naxoneo ở gần thủ đô Vieng Chăn là lễ hội lớn cho với những ngôi làng khác thú hút nhiều người tham gia .

    Bun Bangfai lễ hội tên lửa độc đáo ở Thái Lan

    Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai

    Lễ hội té nước của người Lào

    Lễ hội té nước của người lào diễn ra từ tháng 13 đến 15/4 hàng năm thep Phật Lịch. Lễ hội có ý nghĩa sâu sắc đó là đem đến sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, no ấm, hạnh phúc tràn đầy và thanh khiết hóa cuộc sống.

    Vào ngày lễ cổ truyền người ta thường té nước lên nhau để gội rửa những bụi bẩn, tội lỗi của năm cũ. Mong muốn một năm mới bình an và thật nhiều may mắn.

    Trong ngày tết họ cũng dọn dẹp nhà cửa, cúng lên chùa khấn vái, lễ té nước thường diễn ra vào ngày cuối cùng đón tết. Mọi người chuẩn bị nước thơm sau đó lễn chùa tắm cho phật. Nước thơm khi tưới lên phật sẽ được hứng đem về và để té lên người thân, hàng xóm, mọi người để làm phước, mang may mắn đến.



    Lễ hội té nước của người Lào

    Lễ hội lên chùa Khẩu – phẳn – sả ở Lào 

    Khẩu phẳn sả là lễ hội lên chùa, tất cả mọi người đồng loạt lên chùa và diễn ra từ tháng 3 tháng và kết thúc vào giữa tháng 11. Tất cả người dân từ nông thôn thành thị đều trọng lễ và sắm lễ vật để lên chùa. Mọi người tham gia lễ hội để cầu bình an, sức khỏe may mắn, cầu cho đất nước thanh bình, mùa màng trúng vụ, tốt tươi.

    Sau lễ hội này, mọi người kiêng không cưới hỏi, không say rượu bia, các sư không được di chuyển từ chùa này sang chùa khác. ..Vì là một đất nước Phật giáo nên mọi người đều vui vẻ hưởng ứng tham gia.

    Hết ba tháng kiêng kị, người Lào sẽ có lễ Ọc Phản sả tức là lễ ra, mọi người sẽ lại tưng bừng tổ chức tiệc tùng, nhảy mua và đua thuyền.

    Lễ hội đua thuyền ở Lào – Lễ hội Boat Racing Festival

    Theo người dân ở nơi đây, sau ba tháng kiêng ăn chay, mọi người đã xua hết buồn phiên, bắt đầu vào những ngày mới, thì sẽ là lễ hội mãn chay, hay còn gọi là lễ hội đua thuyền. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân nơi đây. Lễ mãn chay có  lễ rước nến quanh cùa, thả thuyền đèn và lễ hội đua thuyền.

    Trước ngày lễ thì người dân Lào đến các ngôi chùa trong thành phố làm lễ “Tắc bạt”  tức là lễ khấn phật và xã tội. Còn vào đêm trước buổi đua thuyền thì họ tập trung bên dòng Mê Kiing thả đèn và thuyền xuống dòng sông cầu mong bình an và hạnh phúc.

    Lễ hội đua thuyền ở Lào – Lễ hội Boat Racing Festival

    Và cuối cùng là lễ hội đua thuyền sôi động, với người dân nơi đây nó như “mốc” khởi động cho sau ngày lễ lên chùa, bắt đầu vui chơi giải trí, lấy vợ, cất nhà.  Vì thế nó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân nơi đây.

     

    Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký khóa học:

    PHUONG NAM EDUCATION

    357 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TP. HCM

    Tel: 028. 3925. 6284 - 028. 3925. 9688

    Hotline: 1900 7060 - 028 3622 8849

    Email: info@hoctienglao.vn

    TIN LIÊN QUAN

    Du lịch Lào trải nghiệm tục ‘thắt dây’ lấy may khi đón khách
    27 THÁNG 08 Du lịch Lào trải nghiệm tục ‘thắt dây’ lấy may khi đón khách

    Đến với đất nước triệu voi, bạn sẽ được chào mừng bằng nghi thức buộc dây vào cổ tay, với ý nghĩa đem tới nhiều may...

    Hè này sang Lào nghỉ dưỡng ở Vieng Tara Villa giữa đồng ruộng độc nhất vô nhị
    27 THÁNG 08 Hè này sang Lào nghỉ dưỡng ở Vieng Tara Villa giữa đồng ruộng độc nhất vô nhị

    Bạn đang có kế hoạch khám phá đất nước láng giềng Lào xinh đẹp thì tham khảo liền Vieng Tara Villa, nơi được ví như...

    Đôi nét về Xứ sở hoa Chăm Pa
    27 THÁNG 08 Đôi nét về Xứ sở hoa Chăm Pa

    Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đất nước Lào xinh đẹp cũng không ít những thắng cảnh nổi...

    Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới
    27 THÁNG 08 Cánh đồng chum trở thành Di sản thế giới

    Di sản thế giới mới có hàng trăm chiếc chum với niên đại từ thời đại đồ sắt (năm 500 TCN – 500) nằm trên cao nguyên ở...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat